ĐỘ CAO TỐI THIỂU CỦA CỘT ĐIỆN CAO THẾ? NHỮNG LƯU Ý VỀ CỘT ĐIỆN CAO THẾ.

Ngày đăng 26 Tháng Sáu 2021 6:21 CH
17.897 lượt xem

Các cột điện đều có mặt ở khắp mọi nơi, từ đô thị, thành phố cho đến nông thôn. Trong hệ thống lưới điện ở nước ta có nhiều đường điện với các điện áp khác nhau. Vì vậy, có nhiều loại cột khác nhau chiều cao và khoảng cách khác nhau. Có nhiều người thường hỏi rằng: cột điện cao thế bao nhiêu mét? cột điện trung thế cao bao nhiêu mét? khoảng cách giữa các cột điện là bao nhiêu?… Chính vì vậy CÔNG TY TNHH KỸ THƯƠNG VITEC VIỆT giải thắc mắc về cột điện cao thế ở nước ta được quy định như thế nào.

Những quy định an toàn về xây dựng công trình lưới điện

 

Khoảng cách giữa các cột điện cao áp là bao nhiêu, chiều cao giữa các cột điện cao áp là bao nhiêu? Thì cần tìm hiểu qua về quy định khoảng cách an toàn đối với điện áp của nước ta hiện đang quy định như thế nào?

 

Hiện tại, theo quy định xây dựng công trình lưới điện cao áp được quy định tại Điều 9, Chương 2, Nghị định Chính phủ số 14/2014/NĐ-CP. Gồm có những điều lưu ý như sau:

Quy định an toàn khi xây dựng cột điện cao áp

  • Cột điện phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép. Hệ số an toàn của cột, xà, móng cột không nhỏ hơn 1,2.
  • Trong một khoảng cột dây dẫn điện không được phép có mối nối. Trừ dây dẫn điện có tiết diện từ 240mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây. Hệ số an toàn của dây dẫn điện không nhỏ hơn 2,5.
  • Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không được nhỏ hơn quy định như sau:
Điện áp  Đến 35 kV 110 kV 220 kV
Khoảng cách 14 m 15 m 18 m
  • Các trường hợp đặc biệt khi xây dựng và cải tạo dây điện cấp điện áp đến 35 kV. Dọc theo hành lang đường giao thông nội bộ ở các khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất. Nếu sử dụng dây bọc thì cho phép khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn 11 m.

Quy định đối với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp

  • Tại Khoản 1 Điều 51 của luật điện lực có quy định khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp như sau:
Điện áp Đến 22 kV 35 kV 110 kV 220 kV
Dây bọc Dây trần Dây bọc Dây trần Dây trần Dây trần
Khoảng cách an toàn phóng điện 1 m 2 m 1,5 m 3 m 4 m 6 m
  • Khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện cho đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ hoặc các phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp được quy định tại Khoản 4 Điều 51 của luật điện lực như sau:
Điện áp Đến 22 kV 35 kV 110 kV 220 kV 500 kV
Khoảng cách an toàn phóng điện 4 m 4 m 6 m 6 m 8 m
  • Khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ được quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 51 của Luật điện lực như sau:
Khoảng cách an toàn phóng điện / Điện áp Đến 35 kV 110 kV 220 kV 500 kV
Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện giao thông đường bộ 2,5 m 2,5 m 3,5 m 5,5 m
Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất (7,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện 3 m 3 m 4 m 7,5 m
Đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa 1,5 m 2 m 3 m 4,5 m

Quy định đối với hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

  • Khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh được quy định theo bảng sau:
Điện áp Đến 22 kV 35 kV 110 kV 220 kV 500 kV
Dây bọc Dây trần Dây bọc Dây trần Dây trần Dây trần Dây trần

Khoảng cách

 

1 m 2 m 1,5 m 3 m 4 m 6 m 7 m
  • Khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện tới điểm cao nhất của công trình xây dựng bên dưới theo chiều thẳng đứng (chiều cao hành lang an toàn) được quy định như sau:
Điện áp Đến 35 kV 110 kV 220 kV 500 kV

Khoảng cách

 

2 m 3 m 4 m 6 m

 

THAM KHẢO:

 

Chiều cao và khoảng cách giữa các cột điện cao thế hiện này

 Theo các quy định an toàn về khoảng các giữa các dây điện với các công trình khác. Trên thực tế là không có quy định cụ thể đối với chiều cao của cột điện và khoảng cách giữa các cột điện. Nhũng để tính được khoảng cách giữa 2 trụ điện và chiều cao của cột điện thì phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: địa hình, thiết bị, điện áp của đường dây,…

Ví dụ: Cùng là đường điện cao thế 220 kV. Nhưng nếu chạy qua một cánh đồng thì có thể làm thấp hơn một chút sao cho có khoảng cách an toàn đối với người và thiết bị làm việc bên dưới. Sẽ tùy vào địa hình là đất liền nên có thể xây dựng khoảng cách giữa các cột điện gần nhau để độ võng của đường dây ít.

Nếu đường dây chạy cắt ngang đường đi thì phải làm cột điện cao hơn chút để giữ được khoảng cách an toàn đối với người và phương tiện đi bên dưới.

Khi đường điện bắc qua sông với khoảng cách xa. Nếu xây dựng cột gần nhau thì phải xây dựng dưới lòng sông sẽ khó khăn và tốn kém. Nên có thể xây hai cột lớn ở hai bên sông nhưng phải làm cột thật cao sao cho chỗ võng nhất của dây điện vẫn giữ được khoảng cách an toàn đối với con người và tàu, thuyền hoạt động trên sông.

Sơ đồ của cột điện cao thế 

 

Sơ đồ cột điện cao thế

Sơ đồ cột điện cao thế.

Sơ đồ đường dây tải điện trên không. (a) Sơ đồ hệ tọa độ đường truyền. (b) Một cấu hình có thể có của đường dây tải điện trên không. d là khoảng cách giữa hai đường truyền gần nhau. (c) Giản đồ đường truyền B trong hệ tọa độ xyz. Các đường liền nét màu xanh thể hiện các tháp truyền tải điện không có độ nghiêng. Đường màu đỏ thể hiện đường truyền B. (d) Biểu đồ độ nghiêng của tháp.

Sơ đồ cột điện thế cao áp

Sơ đồ cột điện thế cao áp

Những lời khuyên về an toàn khi ở gần cột điện cao áp

Bây giờ CÔNG TY TNHH KỸ THƯƠNG VITEC VIỆT nói về một số nguy hiểm của cột điện cao áp có thể gây ra:

- Điện không bao giờ tắt, vì vậy nếu dây bị đứt hoặc rơi xuống, nguồn điện vẫn sẽ dẫn điện xuống đất. Cơ thể người  không hề cách điện, vì vậy hãy tránh tất cả các dây rơi. Không chạm vào chúng trong bất kỳ trường hợp nào. Gọi ngay cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam 024.66946789 hoặc người nhà trong gia đình ngay lập tức nếu bạn thấy dây bị rơi. Cũng không chạm vào bất kỳ ai hoặc bất cứ thứ gì khi thấy đường dây dẫn cao áp bị dứt. Các vật thể có thể bị truyền điện khi tiếp xúc với đường dây điện bị rơi. Điều đó bao gồm điện thoại và dây cáp. Hãy nhớ rằng dây điện không được cách điện như các dây điện cho các thiết bị gia dụng. Những gì có thể giống như một số loại cách nhiệt thực sự là vật liệu chống chọi với thời tiết.

- Luôn lưu ý về sự hiện diện của đường dây trên không. Ăng-ten TV, thiết bị làm vườn,hoặc bất kỳ thiết bị nào khác cách gần chúng. Luôn duy trì khoảng cách ít nhất 3m

- Nếu xe của bạn tiếp xúc với cột điện hoặc dây điện, đừng bước ra khỏi xe. Gọi  Gọi ngay cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam 024.66946789 và cảnh báo những người khác tránh xa xe của bạn. Bạn được bảo vệ khi ở bên trong xe, nhưng bên ngoài xe của bạn có thể có điện đi qua. Nếu bạn phải thoát khỏi xe vì hỏa hoạn hoặc một số nguy hiểm sắp xảy ra khác, hãy cởi bỏ tất cả quần áo và nhảy ra khỏi xe. Tránh chạm vào xe và mặt đất cùng một lúc. Tiếp đất bằng cả hai chân và thận trọng bước ra khỏi xe, giữ hai chân gần nhau nhất có thể. Điều đó sẽ hạn chế việc cơ thể bạn tiếp xúc với nguồn điện.

XEM THÊM: Công thức tính cường độ dòng điện 3 pha - Dòng điện 3 pha xoay chiều

Bài viết này Favitec đã phân tích, trả lời các câu hỏi độ cao tối thiểu của cột điện cao thế. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ cho chúng tôi. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Tham khảo một số máy biến áp tại Favitec

biến áp 3 pha 3kva

biến áp 3 pha 15kva

biến áp 3 pha 10kva

biến áp 3 pha 30kva

Tổng kho biến áp Favitec chuyên cung cấp, lắp đặt máy biến áp Favitec chính hãng cho các hộ gia đình, cửa hàng, xưởng xuất, công ty tại các khu công nghiệp,…Với phong cách làm việc Nhanh Nhẹn - Chuyên Nghiệp - Nhiệt Tình. Nên khách hàng luôn tin tưởng và ủng hộ.

Quý khách cần được tư vấn thêm hoặc muốn mua máy, vui lòng liên hệ Tổng kho phân phối ổn áp, máy biến áp Favitec chính hãng.

Địa chỉ : Số 5, ngõ 121 đường Tây Mỗ, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0913.076.501 - 0878798224

Website: https://favitec.com

E-mail: nguyenbietfavitec@gmail.com

Tin tức liên quan