Ký hiệu máy biến áp chữ số đặc trưng cho cấp điện áp
Ký hiệu máy biến áp. Bài viết dưới đây sẽ nêu cấu tạo, các kí hiệu của máy biến áp một cách chi tiết. Quý khách hàng hãy cùng tham khảo.
Ký hiệu máy biến áp 3 pha
Dựa theo kết cấu và chức năng mà chúng ta ký hiệu máy biến áp thành 7 loại sau:
- Biến áp âm tần
- Biến áp nguồn lõi sắt
- Biến áp tự ngẫu
- Biến áp cao tần không lõi
- Biến áp lõi Ferit
- Biến áp trung tần
1. Ký hiệu máy biến áp chữ số đặc trưng cho cấp điện áp
- Điện áp 500kV : là 5
- Điện áp 220kV : là 2
- Điện áp 110kV : là 1
- Điện áp 66kV : là 7
- Điện áp 35kV : là 3
- Điện áp 22kV : là 4
- Điện áp 15kV : là 8
- Điện áp 10kV : là 9
- Điện áp 6kV : là 6
2. Thanh cái : Thanh cái được quy định gồm các ký tự :
+ Ký tự thứ nhất là C
+ Ký tự thứ 2 chỉ cấp điện áp lấy được quy định trong mục trên,
+ Ký tự thứ 3 chỉ số thứ tự thanh cái , riêng số 9 ký hiệu cho thanh cái đường vòng
Vd: C21 : thanh cái 1 điện áp 220kV.
3. Máy cắt :Tên của máy cắt được quy định gồm các ký tự :
- Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được quy định ở mục 1. Riêng đối với máy cắt của tụ ký hiệu thứ nhất là T, điện kháng là R, còn ký tự thứ 2 đặc trưng cho cấp điện áp.
- Ký tự thứ 2 ( 3 đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí máy cắt được quy định như sau:
+ Máy cắt MBA : là 3
+ Máy cắt DZ : là 7, 8
+ Máy cắt MBA tự dùng : là 4
+ Máy cắt đầu cực máy phát điện, máy bù quay, tụ điện, kháng điện : là 0
- Ký tự thứ 3(4 đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự :1, 2, 3...
- Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng 2 ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là :00
- Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của 2 thanh cái
VD : * 131 : máy cắt của MBA1 110kV (T1)
* 171 : Máy cắt của đường dây 110kV
* 100 : Máy cắt đường vòng 110kV
4. Máy biến áp: Tên máy biến áp được quy định gồm các ký tự:
- Một hoặc hai ký tự đàu được quy định như sau: Đối với máy biến áp lực ký hiệu là chữ T, đối với máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT, máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD
- Ký tự tiếp theo là số thứ tự máy biến áp
VD: T1: Máy biến áp số 1
AT2: Máy biến áp tự ngẫu số 2
Tham khảo 1 số máy biến áp Favitec
5. Điện kháng : Tên của điện kháng được quy định gồm các ký tự sau :
- Hai ký tự đầu là KH, riêng kháng trung tính ký hiệu là KT
- Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp lấy theo mục 1
- ký tự thư 4 là 0
- Ký tự thứ 5 là ký tự của mạch mắc điện kháng.
VD: KH504: Cuộn kháng 500kV mắc ở mạch số 4
6. Tụ điện: Tên của tụ điện được quy định gồm các ký tự :
- Ba ký tự đầu : đối với tụ bù dọc là TBD, tụ bù ngang là TBN
- Ký tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp theo mục 1
- Ký tự thứ 5 là số 0
- Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện
VD: TBD302: Tụ bù dọc điện áp 35kV ở mạch số 2
7. Máy biến điện áp : Tên của máy biến điện áp được quy định gồm các ký tự :
- Hai ký tự đầu là TU
- Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiế bị mà tên thiết bị thể hiện không rõ ràng cấp điện áp thì sau 2 ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
VD: TU171: Máy biến điện áp ngoài đường dây 110kV 171.
TUC22 : Máy biến điện áp thanh cái số 2 điện áp 220kV.
8. Máy biến dòng điện: Tên các máy biến dòn điẹn được quy định gồm các ký tự:
- Ký tự đầu là TI
- Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiế bị mà tên thiết bị thể hiện không rõ ràng cấp điện áp thì sau 2 ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
VD: TI171: Máy biến dòng điện cấp 110kV đường dây 171.
Tham khảo ngay bài viết Máy biến áp là thiết bị gì? để hiểu rõ hơn về máy biến áp
9. Chống sét : Tên của chống sét gồm các ký tự
- Ký tự đầu tiên là CS
- Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-)
- Ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì 3 ký tự đầu sẽ đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính máy biến áp thêm ký tự để phân cách (-) và số 0.
VD: - CS-1T1: chống sét của MBA T1 điện áp 110kV.
- CS-2T1-0 : Chống sét mắc vào trung tính máy biến áp T1 cuộn 220kV.
- CS-171: Chống sét cho đường dây 110kV lộ 171
10. Dao cách ly liên quan đến máy cắt, kháng, tụ và TU : Tên của dao cách ly được quy định gồm các ký tự sau:
- Ký tự đầu tiên là tên của máy cắt nối trực tiếp với dao cách ly( đối với DCL của TU, các ký hiệu đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-)
-Ký tự tiếp theo được quy định như sau:
+ DCL thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với DCL
+ DCL đường dây lấy số :7
+ DCL nối với MBA, kháng điện lấy số :3
+ DCL nối với thanh cái vòng lấy số : 9
+ DCL nối tắt với một thiết bị ( tụ, kháng máy cắt..) lấy số 0
+ DCL nối tới phân đoạn nào thì lấy số thứ tự của phận đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó
VD : 331-3 : DCL của máy biến áp T1 điện áp 35kV
171-7 : DCL của đường dây 110kV lộ 171
K601-1 : DCL kháng số 1, điện áp 6kV nối với phân đoạn thanh cái 1
11. Dao trung tính nối đất MBA: Tên DCL được quy định dùng các ký tự sau:
- Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp theo mục 1.
- Ký tự thứ 2 lấy số 3
- Ký tự thứ 3 lấy theo số thứ tự MBA
- Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-)
- Ký tự thứ 5 là số 0
VD : 231-0 : Dao trung tính nối đất MBA T1 phía 220kV
12. Dao tiếp địa : Tên DND được quy đình gồm các ký tự:
- Ký tự đầu tiên mang tên DCL mà nó liên quan trực tiếp
- Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:
+ Tiếp địa của DZ và tụ điện là 6
+ Tiếp địa của MBA, kháng điện, TU lấy số 8
+ Tiếp địa máy cắt lấy số 5.
+ Tiếp địa thanh cái lấy số 4.
VD : 172-76 : Tiếp địa của DZ 172
131-38 : Tiếp địa máy biến áp phía 35kV
Quý khách cần hỗ trợ và muốn mua Máy biến áp hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn giải pháp tốt nhất cho quý khách hàng!
Địa chỉ : Số 5, ngõ 121 đường Tây Mỗ, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0913.076.501 - 0878798224
Website: https://favitec.com
E-mail: nguyenbietfavitec@gmail.com