Biến áp cách ly là gì? Đại lý Bán Biến áp cách ly Favitec

Ngày đăng 18 Tháng Tư 2019 5:32 CH
1.635 lượt xem

Biến áp cách ly là gì? Đại lý Bán Biến áp cách ly Favitec

 

Biến áp cách ly là loại Biến áp có khả năng cách điện, giúp cho người không bị điện giật khi đụng phải.

Giới thiệu về biến áp cách ly  Vitecviet

 Biến áp cách ly Vitecviet có được sự tin tưởng của khách hàng, đối tác trong nhiều năm qua nhờ có chất lượng đạt chuẩn, sai số thấp, thời gian bảo hành lâu, hỗ trợ khách hàng, chế độ hậu mãi tốt nhất.

Nguyên lý sản xuất và hoạt động

Dù là biến áp cách ly Vitecviet hay biến áp cách ly Lioa, thì nó đều có nguyên lý chung:

Về kỹ thuật

Biến áp cách ly là loại biến áp có cuộn dây sơ cấp và (các) cuộn dây thứ cấp chỉ ghép với nhau bằng từ, không ghép bằng điện, nên cách biệt và độc lập nhau về điện ( các cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp rời nhau).

Trong biến áp cách ly, điện áp xoay chiều sơ cấp đi vào cuộn sơ cấp và sinh ra từ trường biến thiên. Theo định luật cảm ứng điện từ Faraday, sẽ xuất hiện một sức điện động cảm ứng ở các cuộn thứ cấp. Tùy vào sự chênh lệch số vòng dây giữa cuộn sơ cấp và các cuộn thứ cấp mà có tương quan điện áp khác nhau, có thể tăng thế hay hạ thế (so với điện áp sơ cấp).

Đặc điểm của biến áp cách ly

– Bất kỳ điểm nào trên cuộn thứ cấp (cuộn hạ áp) đều có hiệu điện thế bằng 0 so với mặt đất, nên ta không bị điện giật khi chạm người vào hạ áp hay vỏ thiết bị.

– Cuộn dây sơ cấp và (các) cuộn dây thứ cấp có các đường đặc tính Volt-ampère khác nhau.

– Hiệu quả truyền công (truyền năng lượng hay thông tin) giữa cuộn dây sơ cấp và các cuộn dây thứ cấp do độ hỗ cảm quyết định.

Tính toán thông số của Biến áp cách ly Favitec và Biến áp cách ly Vitecviet

Các chỉ tiêu chung cho biến áp, trong đó có biến áp cách ly :

m là hệ số biến áp (transformer rate).
M là độ hỗ cảm của 2 cuộn dây (Mutual Induction).
Lprim = Độ tự cảm của cuộn sơ cấp
Lsec = Độ tự cảm của cuộn thứ cấp
Nsec = Số vòng thứ cấp.
NPrim = Số vòng sơ cấp.

Công thức :

Lprim.Lsec = MM

m = M / Lprim = Lsec / M

m = Lsec / Lprim = (USEC / Uprim) x M = (giây / Primo) x M

Biến áp cách ly được sử dụng trong những trường hợp nào?

– Máy hàn điện, máy nạp accu, các biến áp nguồn (đổi điện từ điện lưới AC xuống thành các điện áp nhỏ 12 VDC , 5 VDC… trong các máy móc điện tử .v.v…)

– Các bộ nguồn xung cũng dùng biến áp cách ly để cô lập nguồn cao áp nắn từ điện lưới với các mức điện áp ngã ra –> chống giật cho các mạch điện, các thiết bị mà nó cung cấp. Mạch nguồn máy tính và biến áp siêu áp plyback / TV là một trong những ứng dụng máy biến áp cách ly.

– Biến áp cách ly để phát và thu tín hiệu điều khiển trên đường dây cấp điện hay có liên quan đến đường dây cấp điện, như biến áp dùng trong kỹ thuật PLC (Power Line Communication).

Như vậy, các bạn có thể thấy đặc điểm, kỹ thuật, ứng dụng của Biến áp cách ly.

Biến áp cách ly thường thường được dùng trong công nghiệp.

 
Tin tức liên quan